Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện chào mừng 60 năm thành lập trường ĐH Bách Khoa Hà Nội (1956 - 2016), ngày 15/9/2016, FPT Software - đơn vị thành viên trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm của FPT đã trao tặng ĐH Bách khoa Hà Nội trang thiết bị phòng thực hành máy tính gồm 45 bộ máy tính, 1 máy chiếu và một số trang thiết bị khác phục vụ cho nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên, có tổng giá trị 1 tỷ đồng.
Phát biểu tại lễ trao tặng, Tổng giám đốc FPT Bùi Quang Ngọc, cựu giảng viên trường ĐH Bách Khoa Hà Nội khẳng định: “FPT luôn mong muốn hợp tác và hỗ trợ ĐH Bách Khoa trong hoạt động đào tạo cũng như nghiên cứu phát triển, đặc biệt là về các công nghệ mới như IoT, S.M.A.C. Nếu nhà trường và doanh nghiệp khéo kết hợp thì sinh viên hoàn toàn có thể lập nghiệp ngay từ khi chưa ra trường. Chẳng hạn như, Tổng giám đốc FPT Software Hoàng Việt Anh, cựu sinh viên K36 trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, vào FPT với vị trí sinh viên thực tập từ năm thứ 2 và ngay trong quá trình thực tập đã được cử đi TP.HCM để triển khai dự án cho khách hàng”.
PGS.TS Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng trường ĐH Bách Khoa Hà Nội cho biết: “Trường rất tự hào khi trong thành công của FPT, một tập đoàn mạnh và có tên tuổi, có sự đóng góp lớn của các cựu cán bộ, sinh viên ĐH Bách Khoa. Trường mong muốn, hai bên không chỉ hợp tác trong việc đào tạo sinh viên liên quan đến lĩnh vực phần mềm mà còn có thể hợp tác trong việc nghiên cứu đón đầu một số mảng công nghệ”.
![]() |
Tại FPT, 12% cán bộ công nghệ, kỹ thuật xuất thân từ ĐH Bách Khoa Hà Nội. Đặc biệt, trong số 1.300 cán bộ quản lý từ cấp phòng trở lên, cựu sinh viên ĐH Bách Khoa Hà Nội chiếm tỷ lệ cao nhất là 26%, trong đó có thể kể đến các lãnh đạo cấp cao của tập đoàn FPT đều xuất thân từ ĐH Bách khoa Hà Nội như: Tổng Giám đốc FPT Bùi Quang Ngọc, cựu giảng viên ĐH Bách Khoa; Phó Tổng Giám đốc FPT Dương Dũng Triều, Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến và Tổng Giám đốc FPT Software Hoàng Việt Anh là những cựu sinh viên của ĐH Bách khoa Hà Nội.
" alt=""/>CEO FPT: Nhà trườngĐây chính là “cỗ máy tạo doanh thu” của Apple. Thời gian ra mắt iPhone hàng năm của hãng khá thống nhất và có lẽ 2016 cũng không phải là một năm ngoại lệ. Có lẽ công ty này sẽ ra mắt chiếc iPhone 7s và 7s Plus vào khoảng tháng 9 năm 2016.
Hai mẫu điện thoại này sẽ có màn hình lần lượt là 4,7 và 5,5 inch tương tự với dòng 6s. Liên quan đến những thông số kỹ thuật, iPhone 7 sẽ sở hữu một số thay đổi thú vị. Theo nhiều nguồn tin, iPhone 7 sẽ không có khe cắm audio jack mà thay đó người dùng sẽ phải sử dụng cổng cắm lightning. Nhiều tin đồn khác thì cho rằng iPhone 7 sẽ có khả năng chống nước và mỏng hơn so với người tiền nhiệm. Trong khi đó iPhone 7 Plus sẽ có thể sở hữu thanh RAM lên tới 3GB và thỏi pin lớn hơn.
iPhone 6c
Model 4 inch duy nhất còn bán của Apple là chiếc iPhone 5S đã có 2 năm tuổi trên thị trường. Vào đầu năm 2016, chính xác là vào tháng 3, báo chí rộ lên tin đồn Apple sẽ hé lộ về một chiếc iPhone màn hình 4 inch trong năm nay và sản phẩm có thể mang tên iPhone 6c. Những bài báo gần đây cho thấy chiếc iPhone 6c sẽ là một thiết bị rất hấp dẫn với vi xử lý A9, có thể gồm cả một thanh RAM 2GB với một thỏi pin lớn hơn 5S một chút, khung kim loại và hỗ trợ Apple Pay. Thứ duy nhất thiếu để tạo nên một siêu phẩm hàng đầu của sản phẩm này chính là công nghệ 3D Touch. Nhiều tin đồn cho thấy iPhone 6c sẽ xuất hiện trên thị trường vào tháng 4, tức là chỉ 1 tháng sau khi được ra mắt.
Apple Watch 2
![]() |
Tại Nghị quyết số 76 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2016 mới được ban hành, cùng với việc giao Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với Bộ Công an tăng cường chỉ đạo bảo đảm an toàn, an ninh mạng, Chính phủ cũng yêu cầu các Bộ, cơ quan chỉ đạo tăng cường bảo đảm an toàn thông tin cho hệ thống thông tin quan trọng, có ảnh hưởng tới lợi ích công cộng của xã hội và hình ảnh quốc gia, đồng thời phối hợp kịp thời với cơ quan chức năng để xử lý sự cố mất an toàn thông tin đối với trường hợp không thể tự khắc phục.
Ngày 6/9 vừa qua, trong phát biểu tại lễ công bố các quyết định bổ nhiệm cán bộ của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đã nhấn mạnh, an toàn thông tin mạng là một trong những lĩnh vực rất quan trọng tại Việt Nam hiện nay. Sự cố hệ thống thông tin Vietnam Airlines bị tin tặc tấn công mới đây đặt ra cho chúng ta yêu cầu cao hơn trong việc bảo đảm an toàn, an ninh thông tin. Đặc biệt, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ càng đòi hỏi phải quan tâm hơn nữa đến công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng. “Đây là lĩnh vực Bộ TT&TT sẽ đặc biệt quan tâm trong thời gian tới, nhất là khi nguy cơ tấn công từ tin tặc đang rất cao”, Bộ trưởng khẳng định.
Phát biểu tại hội nghị giao ban công tác quản lý tháng 7, 8/2016 của Bộ TT&TT cũng được tổ chức vào sáng 6/9, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cũng nhận định, an toàn thông tin mạng đang là vấn đề rất nóng. Liên quan đến việc triển khai các văn bản hướng dẫn thi hành Luật An toàn thông tin mạng, Thứ trưởng cho rằng việc này cần phải được nội bộ Bộ TT&TT quan tâm trước. “Các doanh nghiệp thuộc Bộ phải quan tâm để làm sao có các phương án phòng ngự trước, về quy trình, cơ sở vật chất cũng như công tác cán bộ... Đồng thời, Cục An toàn thông tin và Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) phải phối hợp với Trung tâm thông tin Bộ tiến hành rà soát các lỗ hổng về an toàn thông tin; đồng thời cần hướng dẫn các đơn vị nội bộ trong Bộ trước về quy trình ứng cứu, xử lý, khắc phục sự cố an toàn thông tin mạng”, Thứ trưởng đề nghị
" alt=""/>An toàn thông tin mạng tiếp tục vào Nghị quyết Chính phủ